Tư vấn Đừng để nhà đầu tư gánh 2 lần thua thiệt

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi phanlam1970, 15/8/18.

  1. phanlam1970

    phanlam1970 Level 1 Thành viên

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Sau nhiều năm “ì ạch”, kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia đã có những bước phát triển thần tốc với chủ trương xã hội hóa đầu tư

    Đặc biệt là việc áp dụng mô hình đầu tư BT. Những tưởng điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng đã lùi xa nhưng mới đây, bằng các công văn của mình, Bộ Tài chính đang khiến cả 3 bên: Nhà nước, nhà đầu tư và người dân đứng trước nguy cơ “thiệt đơn, thiệt kép”.

    Cuối tháng 7/2018, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BT. Đầu tháng 8/2018, công văn tương tự được gửi tới các bộ, cơ quang ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Yêu cầu tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán dự án BT áp dụng kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định về nội dung này có hiệu lực thi hành.

    Nếu giả định rằng mọi việc “thuận buồm, xuôi gió” với Bộ Tài chính, đề xuất của họ được các địa phương và các Bộ, ngành chấp thuận, tức là tất cả các dự án BT, dù đã triển khai hay chưa, mà bàn giao quỹ đất hoàn vốn cho nhà đầu tư sau ngày 1/1/2018 thì đều bị tạm dừng, thì nguy cơ hiện hữu trước mắt là thiệt hại cho cả “ba nhà”. Nhà nước chưa thể tiếp tục huy động nguồn vốn tư nhân để phát triển hạ tầng; nhà đầu tư chưa thể tiếp tục triển khai dự án và mơ ước được sử dụng những công trình giao thông hiện đại, chất lượng và tiện dụng của người dân vẫn cứ xa vời.

    Trong đó, đối tượng chịu thiệt hại lớn nhất ở đây chính là nhà đầu tư, bởi phát triển hạ tầng là một cỗ máy ngốn tiền khủng khiếp. Thậm chí, ngay cả khi chưa khởi công dự án, các chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra có thể đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chí phí lập quy hoạch, giá trị hợp đồng với các nhà thầu, tư vấn…

    Đó là còn chưa kể đến chi phí cơ hội trong việc sử dụng nguồn lực: thay vì dồn nhân lực, vật lực vào dự án BT để đảm bảo tiến độ và chất lượng do nhà nước đưa ra, họ hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, triển khai các dự án khác. Như vậy là họ đang gánh hai lần thua thiệt, điều không nên tồn tại trong một môi trường kinh doanh đang tiệm cận các chuẩn mực của thế giới.

    http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-h...-de-nha-dau-tu-ganh-2-lan-thua-thiet-3363714/
     

Chia sẻ trang này