Hoạt động vận tải đường bộ (Phần 1)

Thảo luận trong 'Thông Tư Hướng Dẫn Luật Học Lái Xe' bắt đầu bởi Tony Tèo, 12/10/15.

  1. Tony Tèo

    Tony Tèo Level 0 Thành viên

    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    CHƯƠNG VI
    VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

    Mục 1
    HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

    Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ

    1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

    2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.

    3. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.

    Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô

    1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.

    2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

    Điều 66. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

    1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô bao gồm:

    a) Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định;

    b) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định;

    c) Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền;

    d) Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;

    đ) Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.

    2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm:

    a) Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường;

    b) Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải;

    c) Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng;

    d) Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

    3. Chính phủ quy định cụ thể về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Điều 67. Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

    1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;

    b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh;phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;

    c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

    d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

    đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

    2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

    c) Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

    3. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ và phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

    4. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

    Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô

    1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

    a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

    b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

    c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

    d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

    e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

    2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

    Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách

    1. Người kinh doanh vận tải hành khách có các quyền sau đây:

    a) Thu cước, phí vận tải;

    b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.

    2. Người kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;

    b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé hành khách;

    c) Giao vé, chứng từ thu cước, phí vận tải cho hành khách;

    d) Bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao;

    đ) Chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái quy định của Luật này.

    3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vé và chứng từ thu cước, phí vận tải hành khách.

    Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách

    1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.

    2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.

    3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.

    4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.

    5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.

    >>Xem tiếp: Hoạt động vận tải đường bộ (Phần 2)

    Nguồn: gdtxq3.hcm.edu.vn
     
  2. thuanthienpvc

    thuanthienpvc Level 1 Thành viên

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Chuyên cung cấp Màn xốp PE:


    Màng stretch film (màng quấn)
    Màn xốp Foam
    Màn xốp hơi
    Màn xốp hơi chống tĩnh điện
    ...

    CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI THUẬN THIÊN
    (THUAN THIEN PRO CO.,LTD)
    Địa chỉ: Số 07, Lô M Khu Dân Cư Thới An, Đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, Quận 12, TP Hồ Chí Minh (Tìm vị trí)

    Mã số thuế: 0313728887 (31/03/2016)

    Người ĐDPL: Võ Văn Quyết

    Ngày hoạt động: 05/04/2016

    Giấy phép kinh doanh: 0313728887

    Website: thuanthienpvc.com - ĐT: (08) 22117699 -
    Hotline: 0916.809.179 ( Zalo )
     

Chia sẻ trang này