Hỏi đáp Tính thuế TNCN với thưởng Tết, lương tháng 13 như thế nào? Lương tháng 13, tiền thưởng Tết có phải n

Thảo luận trong 'Hàng Thanh Lý' bắt đầu bởi Safebook, 16/1/23.

  1. Safebook

    Safebook Level 3 Thành viên

    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, bên cạnh niềm mong mỏi về số tiền thưởng Tết, lương tháng 13 được bao nhiêu thì không ít người lao động thắc mắc tiền thưởng Tết có phải tính thuế TNCN không?

    Tính thuế TNCN với thưởng Tết, lương tháng 13 như thế nào?
    Lương tháng 13, tiền thưởng Tết có phải nộp thuế TNCN không?

    Nếu đạt được đến mức thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì tiền thưởng Tết và lương tháng 13 của người lao động phải nộp thuế TNCN bởi:

    Tiền lương tháng 13 là khoản tiền người lao động được nhận vào dịp cuối năm nếu các bên có thoả thuận. Khoản tiền này cũng mang tính chất như tiền lương, tiền công, cũng dựa vào công việc được giao để trả cho người lao động.

    Tuy nhiên, khoản tiền này hiện không được quy định cụ thể tại bất cứ văn bản pháp luật nào mà được thực hiện theo thoả thuận của các bên.

    Tiền thưởng Tết là số tiền hoặc tài sản hoặc hình thức khác mà người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh… để thưởng cho người lao động (theo Điều 104 Bộ luật Lao động đang có hiệu lực).

    Về vấn đề, tiền lương tháng 13, thưởng Tết có phải đóng TNCN hay không thì căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012:

    Điều 3. Thu nhập chịu thuế

    Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây:

    […]

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:

    a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;

    Như vậy, nếu thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản tiền có tính chất tiền lương, tiền công trong đó có lương tháng 13 và thưởng Tết sẽ phải nộp thuế TNCN nếu đạt đến mức phải nộp.

    Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư số 111 năm 2013, các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều là đối tượng phải đóng thuế TNCN trừ tiền thưởng kèm danh hiệu thi đua hoặc do Nhà nước phong tặng; kèm giải thưởng quốc gia, quốc tế; về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh…

    Như vậy, thưởng Tết, lương tháng 13 là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế sau khi trừ các khoản giảm trừ (giảm trừ gia cảnh, tiền đóng bảo hiểm xã hội, các khoản giảm trừ khác…) mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế TNCN.

    Cách tính thuế TNCN từ thưởng Tết, lương tháng 13
    Người sử dụng lao động thưởng Tết, lương tháng 13 vào tháng nào (tháng dương lịch) thì cộng khoản thưởng, lương tháng 13 vào lương của người lao động nhận được trong tháng đó rồi tính thu nhập chịu thuế.

    Cụ thể công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương được tính theo từng bậc thu nhập và áp dụng theo công thức sau:

    Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x thuế suất

    Trong đó:

    Thu nhập tính thuế = (Tổng thu nhập - các khoản được miễn) - các khoản giảm trừ

    Thuế suất được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần:

    Bậc

    Phần thu nhập tính thuế/năm

    Phần thu nhập tính thuế/tháng

    Thuế suất

    1

    Đến 60 triệu đồng

    Đến 5 triệu đồng

    5%

    2

    Trên 60 - 120 triệu đồng

    Trên 05 - 10 triệu đồng

    10%

    3

    Trên 120 - 216 triệu đồng

    Trên 10 - 18 triệu đồng

    15%

    4

    Trên 216 - 384 triệu đồng

    Trên 18 - 32 triệu đồng

    20%

    5

    Trên 384 - 624 triệu đồng

    Trên 32 - 52 triệu đồng

    25%

    6

    Trên 624 - 960 triệu đồng

    Trên 52 - 80 triệu đồng

    30%

    7

    Trên 960 triệu đồng

    Trên 80 triệu đồng

    35%



    Ngoài ra, để thuận tiện cho việc tính thuế, độc giả có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:

    [​IMG]

    Để dễ hình dung, có thể xem ví dụ dưới đây:

    Lương ông A tháng 01/2023 là 40 triệu đồng, thưởng Tết 60 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Ông A nuôi 02 con dưới 18 tuổi, trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

    Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:

    - Thu nhập chịu thuế của Ông A là 100 triệu đồng.

    - Ông A được giảm trừ các khoản sau:

    • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
    • Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4,4 triệu đồng × 2 = 8,8 triệu đồng
    • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 40 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 4,2 triệu đồng.
    Lưu ý: Thưởng không tính tiền bảo hiểm => chỉ tính tiền bảo hiểm trên số lương.

    Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 24 triệu đồng

    - Thu nhập tính thuế của ông A là: 100 - 24 = 76 triệu đồng

    - Số thuế phải nộp:

    Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần

    • Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng, thuế suất 5%: 05 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng
    • Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%: (10 - 05 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng
    • Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 - 18 triệu đồng, thuế suất 15%: (18 - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng
    • Bậc 4: Thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%: (32 - 18 triệu đồng) × 20% = 2,8 triệu đồng
    • Bậc 5: Thu nhập tính thuế trên 32 - 52 triệu đồng, thuế suất 25%: (52 triệu đồng - 32 triệu đồng) × 25% = 05 triệu đồng
    • Bậc 6: Thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%: (76 - 52 triệu đồng) × 30% = 7,2 triệu đồng
    - Tổng số thuế ông A phải tạm nộp trong tháng là: 16,95 triệu đồng.

    Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn

    Thu nhập tính thuế trong tháng 76 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 6. Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:

    76 triệu đồng × 30% - 5,85 triệu đồng = 16,95 triệu đồng.
     

Chia sẻ trang này