Tư vấn Đẩy mạnh dự án phát triển huyện SÓC SƠN năm 2022

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi trantungtda1, 17/8/22.

  1. trantungtda1

    trantungtda1 Level 1 Thành viên

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Chiều 28-7, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng, Thường trực Thành ủy Hà Nội có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
    [​IMG]Các đồng chí Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn.
    bất động sản sóc sơn - bán đất huyện sóc sơn

    Tham dự cuộc làm việc có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo một số sở, ban, ngành thành phố...

    Nhiều kiến nghị về quy hoạch và đầu tư dự án

    Báo cáo tại buổi làm việc, Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn Phạm Quang Thanh cho biết, huyện có diện tích tự nhiên rộng 304,7km2 - lớn thứ hai thành phố; có 26 xã, thị trấn và dân số 360.000 người. Đảng bộ huyện có 61 tổ chức cơ sở Đảng với tổng số hơn 15.000 đảng viên. Sóc Sơn có lợi thế là đầu mối giao thông của Thủ đô với đầy đủ các loại hình giao thông, trong đó có Sân bay quốc tế Nội Bài. Huyện còn có 341 di tích lịch sử văn hóa, nơi thờ tự và 174 lễ hội được tổ chức hằng năm; trong đó có một di tích quốc gia đặc biệt và một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Lễ hội Gióng - đền Sóc)...

    Bên cạnh thuận lợi, khó khăn của Sóc Sơn hiện nay là còn chưa đủ quy hoạch, hạ tầng khung còn thiếu và chưa đồng bộ, công tác quản lý rừng còn bất cập, thiếu nguồn lực đầu tư...

    Thực hiện các nhiệm vụ chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã chỉ đạo đẩy mạnh các mặt công tác xây dựng Đảng gắn với tích cực đổi mới, thực chất. Trong đó, huyện đã sớm xây dựng kế hoạch triển khai các nghị quyết, quy định của Thành ủy về công tác cán bộ; từ năm 2021 đến nay đã bổ nhiệm, luân chuyển, điều động 141 cán bộ lãnh đạo; hoàn thành đạt và vượt mức chỉ tiêu thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; chú trọng đổi mới, có giải pháp sáng tạo trong đánh giá cán bộ...

    Năm 2021 và 7 tháng năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn được duy trì ổn định. Tổng giá trị sản xuất năm 2021 đạt 18.223 tỷ đồng (tăng 4,97% so với năm 2020) và thu nhập bình quân đầu người đạt 56,2 triệu đồng/người/năm. 7 tháng năm 2022, kinh tế huyện phục hồi tích cực, tăng 7,95% so với cùng kỳ năm 2021; thu ngân sách đạt 557,8 tỷ đồng, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố hiện còn 0,42%.

    Sóc Sơn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Hiện nay, huyện đang xây dựng đề án, phấn đấu năm 2022 có 3 xã (Đức Hòa, Phù Lỗ và Phù Linh) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao...
     

Chia sẻ trang này