Tư vấn “Tai nạn nghề nghiệp” thường gặp của những người kinh doanh online

Thảo luận trong 'Marketing Online' bắt đầu bởi ditran2112, 26/2/21.

  1. ditran2112

    ditran2112 Level 3 Thành viên

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Kinh doanh online là đang trở thành xu hướng kinh doanh cũng như mua hàng hiện nay. Không phải ngẫu nhiên mà kinh doanh online lại ngày càng phát triển như hiện nay, tất cả đều có lý do của nó. Internet là vũ khí của những người kinh doanh, nhờ có internet mà thương hiệu doanh nghiệp được phủ sóng rộng rãi. Điều này thì kinh doanh truyền thống không thể làm được.
    Tất nhiên là kinh doanh online thì cũng có rất nhiều rủi ro, cả người bán lẫn người mua đều sẽ gặp phải những điều không mong muốn. Dưới đây chính là “tai nạn” nghề nghiệp mà hầu hết các chủ doanh nghiệp kinh doanh online đều gặp phải.

    1. Khách đặt hàng nhưng không nhận
    Tình trạng khách đặt hàng nhưng không nhận xảy ra rất phổ biến khi kinh doanh online. Nếu như bán hàng truyền thống thì khách hàng đến xem sản phẩm trực tiếp, ưng món nào thanh toán món đó. Quan trọng là thanh toán tại chỗ chủ shop sẽ nhận tiền giao hàng luôn, nếu khách có đổi thì cũng là đổi từ món này sang món khác. Còn kinh doanh online thì không như vậy, tất cả các giao dịch đều thực hiện qua internet hoặc là qua điện thoại. Hơn nữa thời gian giao hàng cũng khá lâu nên khách hàng thường xuyên thay đổi ý kiến mà không báo trước. Hàng giao đến nhà nhưng không nhận khiến chủ shop tức điên, vì phải trả tiền giao hàng 2 chiều lại còn không bán được hàng.
    Việc khách hàng đặt rồi không nhận là vấn đề rất thường xuyên xảy ra nên hiện nay ai cũng xem đó là chuyện bình thường. Nếu shop nào không bị khách bom hàng thì mới được xem là chuyện lạ. Bạn Mai – chủ shop quần áo online chia sẻ: “Nếu như khách hàng có lý do hủy đơn thì không sao cả, mình hoàn toàn có thể thông cảm. Nhưng nhiều khách hàng rất quá quắt, đặt hàng xong giao hàng tận nhà không nhận dù chẳng có lý do gì. Thậm chí là còn khất lần khất lữa để shipper chạy đi chạy lại nhiều lần nhưng vẫn không nhận hàng”.
    Ai kinh doanh cũng đều hiểu mình phải phục vụ khách hàng cho đến khi khách hàng hài lòng mới thôi. Nhưng nếu như gặp phải trường hợp này thì sẽ rất là bực bội và khó chịu. Những khách hàng này không biết tôn trọng công sức của của người bán và không nhận hàng còn có những thái độ rất thách thức.
    Những shop bán hàng online còn đỡ hơn so với những người nhận order hàng hóa. Khi order thì chủ shop phải bỏ tiền của mình ra để trả tiền hàng, khi hàng về khách không nhận sẽ cực kỳ khó khăn. Tình trạng này được ví như “mất cả chì lẫn chài”. Bởi những mặt hàng order thường không phải các sản phẩm dễ tiêu thụ, không phải các sản phẩm chung chung, mà là sản phẩm độc – lạ, rất kén khách. Nếu khách hàng không nhận thì rất khó bán lại cho người khác.
    Trước đây các chủ shop order không yêu cầu khách hàng cọc tiền, nhưng hiện tại tình trạng bom hàng quá nhiều khiến ai cũng đều e ngại, lo lắng. Vì vậy, thời điểm hiện tại chủ shop order đều yêu cầu khách hàng gửi tiền cọc 1 nửa, hoặc gửi toàn bộ để hạn chế rủi ro. Đây là cách các chủ shop bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng lo lắng sẽ bị lừa đảo nên cũng lại rất e ngại khi phải chuyển tiền.

    2. Khách hàng đòi hỏi quá nhiều
    Mở shop bán phụ kiện online một thời gian, Linh cũng có một lượng khách hàng nhất định. Linh được biết đến là cô chủ shop dễ tính và rất chiều khách hàng. Khách muốn mua hàng Linh có thể tư vấn hàng tiếng đồng hồ cho đến khi khách lựa được sản phẩm ưng ý, mặc dù phụ kiện của Linh thì có giá khá rẻ. Linh còn áp dụng chương trình ship hàng cho khách thử trước rồi mới mua nên rất được lòng khách hàng. Một lần có khách hàng muốn mua phụ kiện, nhưng yêu cầu ship hàng để kiểm tra và thử trước mới quyết định. Chiều khách nên Linh đem đồ đến tận nhà, không chỉ những món khách chọn mà còn thêm nhiều món khác. Đến nơi khách thử đi thử lại tất cả các món và quyết định “không mua vì không ưng”. Điều này khiến Linh rất bực bội, vừa mất thời gian tư vấn, cho khách thử hàng rồi đi lại mà khách không mua. Sau đó mỗi khi có khách muốn mua hàng Linh đều nhấn mạnh chỉ ship hàng khi khách chắc chắn mua, không ship để thử.

    Có rất nhiều khách hàng còn hay đòi miễn phí ship hoặc tặng thêm quà, thêm đồ,… mặc dù giá trị đơn hàng không lớn khiến các chủ shop rất khó xử. Rất nhiều shop vì muốn bán được hàng nên chiều ý khách hàng, nhưng cũng có nhiều shop thà mất khách chứ không đồng ý với những đòi hỏi vô lý của khách hàng.

    3. Khách hàng làm phiền
    Khi bán hàng online thì chủ shop thường phải công khai các thông tin liên hệ của mình, từ số điện thoại cho đến địa chỉ shop. Điều này để tạo uy tín và tin tưởng cho khách hàng, nhưng cũng mang lại rất nhiều nỗi bực dọc. Thy là chủ shop kinh doanh quần áo online, cô nàng khá xinh xắn và thường đăng các ảnh mình mặc thử đồ lên shop cho khách xem trước. Chính vì điều này mà cô nàng thường xuyên bị các số điện thoại lạ nhắn tin, gọi điện lúc nửa đêm với lời lẽ không đứng đắn. Thậm chí là spam tin nhắn khiến cô nàng rất mệt mỏi mà không biết phải làm thế nào.

    Trường hợp của Thy vẫn còn đỡ, mới chỉ dừng lại ở mức độ làm phiền. Trường hợp của Thu Bông lại không được may mắn, cô nàng bị tung số điện thoại lên các web đen khiến cô nàng luôn bị làm phiền bởi người lạ với lời lẽ rất tục tĩu. Vì thế mà Thu Bông phải đổi số điện thoại.
    Khi bán hàng online thì những trường hợp này rất khó tránh khỏi, rất nhiều người bị làm phiền nhưng không thể đổi số điện thoại được. Bởi vì số đang dùng là số khách hàng liên hệ thường xuyên nên vẫn cắn răng chịu đựng.

    4. Tăng hiệu quả bán hàng
    Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu hơn 2.000 nhà quản lý bán hàng tại Anh. Có đến 67% các quản lý bán hàng cho biết đội bán hàng của họ không thực hiện được những cuộc thăm dò. Chính vì thế họ không biết cách nào để đi đúng hướng và tăng doanh số bán hàng

    Gánh nặng này sẽ không đặt nặng lên vai nhân viên mà đặt nặng lên vai người quản lý bán hàng. Bởi vì họ chính là người quản lý những thủ tục, báo cáo của các nhân viên, kiểm soát tiến trình công việc của từng nhân viên hàng ngày. Những báo cáo công việc hàng ngày của nhân viên sẽ giúp quản lý bán hàng kịp thời đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Những chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp bán được càng nhiều hàng hơn. Muốn làm được điều đó thì các nhân viên cần phải trở thành những người bán hàng tài ba. Họ cũng cần thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc để hệ thống bán hàng có quy mô và cấu trúc ổn định.

    Giải pháp cho khó khăn này là mỗi đơn vị thì cần phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng của mình để tìm ra hướng đi thích hợp nhất. Việc khó khăn nhất đối với các nhân viên chính là thiết kế các kế hoạch thăm giờ nghiên cứu khách hàng. Rất nhiều người nói rằng các cuộc thăm dò qua điện thoại đã không còn hiệu quả không còn phù hợp nữa. Thay vì gọi điện hãy sử dụng các bảng hỏi cái bảng khảo sát. Hoặc nếu như doanh nghiệp có đủ điều kiện về tài chính thì nên thuê các điều tra viên để có được thông tin chính xác nhất đầy đủ nhất và hữu ích nhất.

    Lý do tại sao những chủ shop thường gặp những vấn đề này khi bán hàng online? Vì các shop chưa thật sự quản lý tốt công việc bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng đúng cách. Giải pháp Phần mềm bán hàng online S2Retail giúp kiểm soát tốt việc bán hàng và dễ dàng nhìn thấy những vấn đề của shop để kịp thời khắc phục, luôn kịp thời có biện pháp chăm sóc khách hàng để việc chốt đơn dễ dàng hơn.
     

Chia sẻ trang này