Chia sẻ Điều trị dây thần kinh bị chèn ép ở cổ

Thảo luận trong 'Khác' bắt đầu bởi cartonthanhhung, 6/6/20.

  1. cartonthanhhung

    cartonthanhhung Level 3 Thành viên

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Thuật ngữ "dây thần kinh bị chèn ép" thường được dùng để mô tả cơn đau nhói, dữ dội ở cổ hoặc các phần khác của cột sống. Tuy nhiên, trên thực tế, dây thần kinh cột sống hiếm khi bị chèn ép về mặt vật lý. Thay vào đó, chúng chủ yếu bị kích thích về mặt hóa học, va đập hoặc hơi giãn ra trong cơ thể, thường gây ra cơn đau được mô tả là bỏng rát, tê tái, ngứa ran và/hoặc nhức nhối.[1] Hầu hết các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép thường là do bề mặt khớp đốt sống bị ép, kích ứng hoặc viêm, là bệnh gây đau dữ dội và khiến việc di chuyển bị hạn chế nhiều, nhưng thường không được xem là bệnh nghiêm trọng. Có nhiều phương pháp có thể giúp loại bỏ tình trạng dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, bao gồm một số kỹ thuật chăm sóc tại nhà và phương pháp điều trị từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

    Điều trị dây thần kinh bị chèn ép ở cổ tại nhà
    1. [​IMG]

      Chờ đợi và kiên nhẫn. Dây thần kinh bị chèn ép ở cột sống cổ (thường gọi là cứng cổ) thường xuất hiện đột ngột và do cử động cổ bất thường hoặc chấn thương (ví dụ như bị thương do giật cổ).[2] Nếu là do cử động cổ bất thường, cơn đau ở cổ thường tự biến mất nhanh chóng mà không cần điều trị). Nếu vậy, kiên nhẫn chờ vài tiếng đến vài ngày là tốt nhất.
      • Nguy cơ chấn thương cổ cao hơn nếu cơ bị căng và lạnh tê nên bạn không nên cử động cổ quá mạnh cho đến khi cơ ấm lên nhờ tuần hoàn máu bình thường hoặc bằng cách quấn khăn choàng (hoặc mặc áo cổ lọ) nếu nhiệt độ môi trường mát mẻ.
      • Tiếp tục cử động cổ bình thường trong khi bị đau có thể chữa tình trạng dây thần kinh bị chèn ép một cách tự nhiên.

    2. [​IMG]

      Điều chỉnh thói quen làm việc hoặc tập luyện. Nếu vấn đề ở cổ là do điều kiện làm việc thì bạn nên trao đổi với cấp trên về việc chuyển sang một hoạt động khác hoặc điều chỉnh điều kiện làm việc để cổ không bị chèn ép. Các công việc cổ cồn xanh như hàn và xây dựng có tỉ lệ bị đau cổ tương đối cao, nhưng người làm việc văn phòng cũng có thể bị nếu cổ bị vẹo hoặc uốn cong liên tục. Nếu cơn đau cổ là do tập thể dục, có thể là bạn đã tập quá mạnh hoặc tư thế không đúng. Lúc này, bạn nên tham khảo ý kiến huấn luyện viên cá nhân.
      • Việc tránh hoạt động hoàn toàn (ví dụ nằm nghỉ) không được khuyến nghị trong trường hợp đau cổ vì cơ và khớp cần cử động và đón nhận nguồn máu lớn để lành lại.[3]
      • Duy trì tư thế cơ thể tốt ở nơi làm việc và ở nhà. Đảm bảo màn hình máy tính ngang tầm mắt để giúp cổ không bị căng hoặc bong gân.
      • Đánh giá điều kiện ngủ nghỉ. Gối quá dày có thể gây ra các vấn đề ở cổ. Tránh nằm úp khi ngủ vì đầu và cổ sẽ bị vẹo nghiêm trọng hơn.

    3. [​IMG]
      Uống thuốc không kê đơn. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Naproxen hoặc Aspirin có thể là giải pháp tạm thời giúp đối phó với cơn đau hoặc viêm ở cổ.[4] Nên nhớ các thuốc này có thể hại dạ dày, thận và gan. Vì vậy, bạn không nên dùng thuốc quá 2 tuần liên tục. Tuyệt đối không uống nhiều hơn liều được khuyến nghị.
      • Liều dùng cho người lớn thường là 200-400 mg mỗi 4-6 tiếng và dùng qua đường uống.
      • Hoặc bạn có thể uống các thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc thuốc giãn cơ như Cyclobenzaprine để giảm cơn đau cổ. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống cùng với thuốc NSAID.
      • Cẩn thận không uống thuốc khi bụng đói vì thuốc có thể kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ loét.

    4. [​IMG]
      Chườm lạnh. Chườm đá viên là phương pháp điều trị hiệu quả cho hầu hết mọi chấn thương nhỏ ở cơ xương, bao gồm đau cổ.[5] Nên chườm lạnh lên phần đau nhất ở cổ để giảm sưng và đau. Chườm đá 20 phút mỗi 2-3 tiếng trong vài ngày rồi giảm tần suất khi cơn đau và viêm thuyên giảm.
      • Chườm đá viên lên cổ cùng với đai quấn đàn hồi có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm.
      • Luôn quấn đá viên hoặc túi gel đông lạnh trong khăn mỏng để ngăn bỏng lạnh trên da.

    5. [​IMG]
      Cân nhắc tắm bồn với muối Epsom. Ngâm phần lưng trên và cổ trong bồn tắm với muối Epsom có thể giúp giảm đáng kể cơn đau và sưng, đặc biệt nếu bạn bị đau do căng cơ.[6] Magiê trong muối giúp giãn cơ. Không tắm bồn nước quá nóng (để tránh bỏng) và không ngâm mình quá 30 phút vì nước muối sẽ hút nước ra khỏi cơ thể và có thể gây mất nước.
      • Nếu cổ chủ yếu bị sưng, bạn nên chườm lạnh sau khi tắm bồn nước muối ấm cho đến khi cổ cảm thấy tê (khoảng 15 phút).

    6. [​IMG]
      Thử nhẹ nhãng giãn cổ. Giãn cổ có thể giúp điều trị vấn đề ở cổ (giảm áp lực lên dây thần kinh hoặc giảm lực ép lên bề mặt khớp đốt sống), đặc biệt là nếu vấn đề được phát hiện sớm.[7] Cử động chậm, đều và hít thở sâu trong khi giãn cổ. Nói chung, nên giữ tư thế giãn cổ 30 giây rồi lặp lại 3-5 lần mỗi ngày.
      • Đứng thẳng và nhìn về phía trước, đồng thời từ từ nghiêng cổ qua một bên sao cho tai gần với vai hết mức có thể. Sau vài giây nghỉ ngơi thì chuyển sang giãn bên kia.
      • Nên giãn cổ ngay sau khi tắm nước ấm hoặc chườm nhiệt ẩm vì lúc này cơ cổ mềm dẻo hơn.

        >>> Xem thêm thuốc giải độc gan được nhiều người sử dụng <<<
    Tìm sự trợ giúp y tế
    1. [​IMG]
      Đến gặp chuyên gia y tế. Có thể bạn cần đến gặp chuyên gia y tế như bác sĩ chỉnh hình, bác sĩ thần kinh hoặc bác sĩ chuyên khoa thấp khớp để được sàng lọc các nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây đau cổ, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, viêm nhiễm (viêm tủy xương), loãng xương, nứt cột sống, viêm khớp dạng thấp hoặc ung thư. [8] Các vấn đề này không phải là nguyên nhân phổ biến gây đau cổ nhưng nếu việc chăm sóc tại nhà và liệu pháp truyền thống không hiệu quả thì cần kiểm tra các vấn đề nghiêm trọng hơn.
      • Chụp X quang, chụp quét xương, MRI, chụp CT và đo tốc độ dẫn truyền thần kinh là các phương pháp mà chuyên gia có thể dùng để chẩn đoán đau cổ.[9]
      • Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để sàng lọc viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm nhiễm cột sống như viêm màng não.

    2. [​IMG]
      Cân nhắc tiêm bề mặt khớp đốt sống. Đau cổ có thể là do viêm khớp mãn tính. Tiêm bề mặt khớp đốt sống được thực hiện dựa vào kim dẫn đường soi huỳnh quang (X quang) theo thời gian thực đi xuyên qua cơ cổ và vào đến khớp cột sống bị viêm hoặc kích ứng, sau đó tiêm hỗn hợp gây tê và corticosteroid giúp nhanh chóng giảm đau, viêm tại chỗ. Tiêm khớp nhỏ có thể mất 20-30 phút và kết quả có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng.[10]
      • Chỉ nên tiêm bề mặt khớp đốt sống 3 lần trong vòng 6 tháng.
      • Tiêm bề mặt khớp đốt sống thường giúp giảm đau bắt đầu từ ngày thứ hai hoặc thứ ba sau điều trị. Trước đó thì cơn đau cổ có thể trở nặng một chút.
      • Biến chứng tiềm ẩn khi tiêm bề mặt khớp đốt sống bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết, teo cơ tại chỗ và kích ứng/tổn thương dây thần kinh.

    3. [​IMG]
      Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu về phương pháp kéo cột sống. Kéo cột sống là kỹ thuật mở rộng khoảng trống giữa các đốt sống. Kéo cột sống có thể ở nhiều hình thức, ví dụ nhà trị liệu sẽ dùng tay để kéo cổ cho bạn hoặc dùng bàn kéo. Ngoài ra còn có các thiết bị kéo cột sống tự chế. Luôn nhớ kéo cổ từ từ. Nếu cảm thấy đau hoặc tê lan tỏa đến cánh tay thì bạn nên ngừng lại ngay và đến bác sĩ khám. Trước khi dùng thiết bị kéo cổ tại nhà, tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ, bác sĩ trị liệu nắn khớp xương hoặc nhà vật lý trị liệu để được giúp chọn ra cách tốt nhất.

    4. [​IMG]
      Cân nhắc phẫu thuật. Phẫu thuật chữa đau cổ là giải pháp cuối cùng và chỉ nên xem xét sau khi các liệu pháp truyền thống khác không hiệu quả hoặc nguyên nhân cần được xử lý bằng phẫu thuật không xâm lấn. Lý do cần phẫu thuật cổ có thể là để khôi phục hoặc ổn định tình trạng nứt cột sống (do chấn thương hoặc loãng xương), để loại bỏ khối u hoặc phục hồi thoát vị đĩa đệm.[11] Nếu vấn đề ảnh hưởng đến dây thần kinh ở cổ, bạn sẽ thấy đau nhức nhối, tê và/hoặc yếu cơ, cánh tay và/hoặc bàn tay yếu đi.
      • Phẫu thuật cột sống có thể bao gồm việc dùng thanh kim loại, ghim hoặc các thiết bị khác để hỗ trợ cấu trúc.
      • Phục hồi thoát bị đĩa đệm thường bao gồm việc nối hai hoặc nhiều xương (đốt sống) với nhau, thường làm giảm phạm vi cử động.
      • Biến chứng tiềm ẩn khi phẫu thuật lưng bao gồm nhiễm trùng tại chỗ, phản ứng dị ứng với thuốc gây tê, tổn thương dây thần kinh, tê liệt và sưng/đau mãn tính.
    >>>> Xem thêm: https://top10tphcm.com/top-loai-thuoc-bo-nao-tang-cuong-tri-nho-tot-nhat-hien-nay
     

Chia sẻ trang này