Chia sẻ Quy định về quản lý đào tạo lái xe P1

Thảo luận trong 'Thông Tư Hướng Dẫn Luật Học Lái Xe' bắt đầu bởi soicodon, 9/9/15.

  1. soicodon

    soicodon Moderator Thành viên BQT Thành viên

    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Điều 11. Tổng cục Đường bộ Việt Nam

    1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước.

    2.Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe; nội dung quản lý, nội dung chương trình đào tạo lái xe; hệ thống văn bản, biểu mẫu, sổ sách quản lý nghiệp vụ phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, trình Bộ Giao thông vận tải ban hành.

    3. Ban hành giáo trình đào tạo lái xe và hướng dẫn thực hiện thống nhất trong cả nước.

    4.Cấp lại giấy phép đào tạo lái xe ô tô, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo do Tổng cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp quản lý.

    5. Ban hành nội dung, chương trình tập huấn; tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe theo mẫu tại Phụ lục 1c của Thông tư này cho đội ngũ giáo viên dạy lái xe trong cả nước.

    6. Kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, cơ sở đào tạo lái xe về công tác quản lý, đào tạo lái xe.

    7. Thực hiện công tác quản lý đào tạo lái xe đối với các cơ sở đào tạo lái xe được Bộ Giao thông vận tải giao và lưu trữ các tài liệu theo quy định tại khoản 7 Điều 12 của Thông tư này.

    Điều 12. Sở Giao thông vận tải

    1. Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    2.Căn cứ quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe của Bộ Giao thông vận tải, chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.

    3. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, thi cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy chứng nhận tốt nghiệp đối với cơ sở đào tạo.

    4.Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe và gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra.

    5.(được bãi bỏ).

    6. Tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định.

    7. Lưu trữ các tài liệu sau:

    a) Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 15c của Thông tư này;

    b) Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15e của Thông tư này;

    c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.

    Điều 13. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe

    1. Có trách nhiệm quản lý về tổ chức và hoạt động của các cơ sở đào tạo lái xe trực thuộc theo quy định hiện hành.

    2. Tạo điều kiện để cơ sở đào tạo lái xe đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập; bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao nghiệp vụ công tác quản lý đào tạo cho cơ sở; thường xuyên chỉ đạo cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về đào tạo lái xe.

    Điều 14. Thủ tục cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

    1. Cá nhân hoặc cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hồ sơ bao gồm:

    a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 15a của Thông tư này;

    b) Giấy phép lái xe (bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

    c) Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng cấp tương đương trở lên (bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

    d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

    đ) Chứng chỉ sư phạm (bản sao chụp kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);

    e) 02 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm nền màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân.

    2. Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận hồ sơ cá nhân hoặc danh sách do cơ sở đào tạo lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 15b của Thông tư này và hồ sơ giáo viên dạy thực hành; kiểm tra, thông báo thời gian tập huấn nghiệp vụ dạy thực hành lái xe.

    3. Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn đối với cá nhân đủ điều kiện, kiểm tra kết quả tập huấn. Trường hợp cá nhân không đủ điều kiện tập huấn phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

    Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày đạt kết quả tập huấn, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, vào sổ theo dõi theo mẫu quy định tại Phụ lục 15c của Thông tư này. Người được cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe khi đến nhận phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng để đối chiếu.

    Điều 15. Thủ tục cấp giấy phép xe tập lái

    1. Cơ sở đào tạo lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam nơi quản lý để xét duyệt, cấp giấy phép. Hồ sơ bao gồm:

    a) Danh sách xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục 15d của Thông tư này;

    b) Hồ sơ xe đề nghị cấp giấy phép xe tập lái gồm: giấy đăng ký xe (bản sao chụp), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ còn thời hạn (bản sao chụp), giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực (bản sao chụp).

    2. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, căn cứ kết quả kiểm tra, Sở Giao thông vận tải hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại các Phụ lục 4a, Phụ lục 4b của Thông tư này. Thời hạn giấy phép xe tập lái tương ứng thời gian được phép lưu hành của xe tập lái. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    3. Việc cấp lại giấy phép xe tập lái khi hết hạn thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
     

Chia sẻ trang này