Tư vấn Ý kiến bộ Tài chính về BT tại Hà Nội

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi longtrong7271, 11/8/18.

  1. longtrong7271

    longtrong7271 Level 1 Thành viên

    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Các nhà đầu tư đàng hoàng không có gì thiệt hại ở đây, vì quyết định của Bộ Tài chính hay Chính phủ cũng là mong cho được việc, cho mọi thứ trở nên công bằng hơn, chứ không phải mong cản trở công việc, có điều phải công bằng, hợp cơ chế thị trường.

    Cho nên, các nhà đầu tư chân chính để không bị thiệt hại đảm bảo quyền lợi của mình, trước khi đầu tư giá công trình một dự án nào đó, cần xác định giá trị sinh lợi có được từ dự án trên, tham gia đấu thầu công khai, cạnh tranh công bằng sẽ không phát sinh thêm chi phí "đi đêm".

    Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương yêu cầu, kể từ ngày 1/1/2018 tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công (đất đai) để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) cho đến khi Nghị định của Chính phủ quy định về nội dung này có hiệu lực thi hành. Ông đánh giá như thế nào về quyết định nói trên? Theo ông, điều này có đồng nghĩa, chúng ta sẽ hạn chế cách thức đầu tư xây dựng - chuyển giao (BT) hay không và vì sao?

    TS Phạm Sỹ Liêm: - BT thực chất là một dạng đặc thù của phương thức PPP (quan hệ đối tác công - tư) được áp dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. Về bản chất, đây cũng là phương thức huy động tài chính từ đất để phát triển hạ tầng, nên các chính quyền địa phương mới lấy một số đất giao cho chủ đầu tư. Câu hỏi đặt ra chỉ là: đổi theo giá nào? Nếu giá thành chỉ định, hai bên thỏa thuận với nhau rất dễ không minh bạch, không đúng giá trị, trong quá trình trao đổi họ sẽ kiếm thêm lợi ích để chia nhau, tạo điều kiện cho việc tham nhũng.

    Thế nhưng giá dự toán công trình do tư vấn thiết kế tính toán và giá đất do các chuyên gia về giá đề xuất chỉ mới là giá dựa trên cơ chế giá cả, chưa tính đến các yếu tố khác. Trong khi đất đai rất khó định giá thị trường.

    Đây là cách huy động nguồn lực từ đất để phát triển hạ tầng của từng địa phương nói riêng, của đất nước nói chung, việc huy động trên là đúng. Tôi chỉ phản đối cách đổi ngang cho nhau mà không dựa theo giá thị trường.

    Ở đây, cần phải hiểu quyết định của Bộ Tài chính là dừng lại các dự án sắp triển khai áp dụng hình thức BT mà chưa có Nghị định cụ thể để áp dụng, nhất là khi phương thức triển khai chưa đúng, chứ không phải xóa bỏ hẳn hình thức này.

    PV:- Trước yêu cầu trên của Bộ Tài chính, những nhà đầu tư BT làm nghiêm túc, đàng hoàng liệu có lo chịu thiệt hại oan hay không, thưa ông? Về phía nhà đầu tư, theo ông, cần lưu ý những gì để đảm bảo quyền lợi của chính mình? Xin ông chỉ rõ?

    TS Phạm Sỹ Liêm: - Các nhà đầu tư đàng hoàng không có gì thiệt hại ở đây, vì quyết định của Bộ Tài chính hay Chính phủ cũng là mong cho được việc, cho mọi thứ trở nên công bằng hơn, chứ không phải mong cản trở công việc, có điều phải công bằng, hợp cơ chế thị trường.

    Cho nên, các nhà đầu tư chân chính để không bị thiệt hại đảm bảo quyền lợi của mình, trước khi đầu tư giá công trình một dự án nào đó, cần xác định giá trị sinh lợi có được từ dự án trên, tham gia đấu thầu công khai, cạnh tranh công bằng sẽ không phát sinh thêm chi phí "đi đêm".
     

Chia sẻ trang này